Thứ Sáu, 8 tháng 12, 2017

Hà Nội giữ xe trên vỉa hè: Người dân phải đi bộ dưới lòng đường?

Tìm hiểu về nguyên nhân tăng phí lòng đường, vỉa hè và trả lời vấn đề dư luận quan tâm đến việc tiền thu phí vỉa hè được sử dụng vào mục đích gì, PV đã có cuộc phỏng vấn với đại diện cơ quan quản lý nhà nước và chuyên gia về đô thị.

Thưa ông, Hà Nội vừa quyết định tăng phí cho thuê vỉa hè để trông giữ xe. Vậy theo ông, trong việc tăng phí này người dân sẽ được hưởng những quyền lợi gì?

Hà Nội giữ xe trên vỉa hè: Người dân phải đi bộ dưới lòng đường? - 1

Ông Nguyễn Nguyên Quân – Trưởng ban Đô Thị HĐND TP. Hà Nội: Việc tăng giá xuất phát từ Nghị quyết 04 của HĐND thành phố về đề án quản lý hoạt động của các loại phương tiện ở TP với mục tiêu từng bước hạn chế phương tiện giao thông ở Thủ đô.

Hà Nội tăng phí để thu hút xã hội hóa vào việc đầu tư bến bãi, nhà trông giữ xe cao tầng trên địa bàn. Thời gian quan, công tác này rất khó khăn vì mức phí mà chúng ta thu rất thấp. Về lâu dài, TP phải có nghiên cứu, tính toán tăng cường đầu tư bãi đỗ xe tĩnh ở 200 điểm TP đã xác định được địa điểm.

Việc tăng phí không ảnh hưởng đến thu nhập của người dân và giúp chúng ta tiệm cận thực tế hiện nay vì ở các bãi trông giữ xe, người dân đang phải trả cao hơn.

Với chủ trương mới, Hà Nội sẽ cho thuê toàn bộ vỉa hè, người dân sẽ phải đi bộ dưới lòng đường?

TS Đào Ngọc Nghiêm – Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Hà Nội – Nguyên KTS Trưởng TP. Hà Nội: Không phải tất cả vỉa hè để trông giữ xe. Kể từ năm 1994, TP có quy hoạch 1 mạng lưới đường phố có điểm trông giữ xe. Sau đó, có dừng lại và gần đây lại thí điểm lại. Hà Nội đã có quy định, quy chuẩn. Ví dụ như diện tích vỉa hè bao nhiêu thì được trông giữ xe. Ở khu vực có công trình công cộng quan trọng, đường đi bộ mới được bố trí điểm trông giữ xe. Khi giao dịch về trông giữ xe phải có quản lý khu vực cụ thể để vừa có chỗ đỗ xe vừa có chỗ cho người đi bộ.

Trước đây, Hà Nội đã từng ra quân quản lý trật tự vỉa hè nhưng chỉ được 1 thời gian rồi tình trạng lấn chiếm lại tái diễn. Theo ông, nên có biện pháp cụ thể nào để tránh hô hào khẩu hiệu và quyết liệt hơn?

Ông Nguyễn Nguyên Quân: Trước đây xảy ra tình trạng này ngoài ý thức chưa tốt của một bộ phận người dân thì trong công tác quản lý của cơ quan chức năng và chính quyền các cấp còn khuyết điểm.

Rõ ràng trong điều kiện TP hiện nay, hạ tầng đô thị chưa đáp ứng được một cách đồng bộ thì công tác quản lý của các cơ quan quản lý nhà nước, chính quyền cơ sở rất quan trọng. Chúng ta phải thường xuyên tăng cường tuần tra, kiểm soát để đảm bảo kỉ cương.

Giữa người chấp hành và không chấp hành phải xử lý rõ ràng. Nếu địa phương nào không thực hiện tốt thì xem xét trách nhiệm của chủ tịch quận, huyện, phường, xã.

Đối với những người dân kinh doanh, buôn bán trên vỉa hè, TP. Hà Nội có biện pháp gì để giúp đỡ họ?

Ông Nguyễn Nguyên Quân: TP đã nghiên cứu bố trí địa điểm kinh doanh cho người dân bán hàng rong, có thể ở các chợ. TP đã có chủ chương nhưng vừa rồi triển khai chưa thực sự hiệu quả.

0 nhận xét: