This is default featured slide 1 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 2 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 3 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 4 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

Thứ Hai, 16 tháng 1, 2017

Thuốc chữa rối loạn kinh nguyệt hiểu quả

thế nào là kinh nguyệt không đều thường thấy ở chị em độ tuổi vị thành niên, khoảng 1-2 năm đầu tiên do hoạt động buồng trứng chưa ổn định. Những trường hợp kinh nguyệt sau này cũng dễ gặp với nhiều chị em ở các tình trạng khác nhau như: sau phá thai, viêm nhiễm. tâm lý không ổn định… Vậy những trường hợp nào được cho là kinh nguyệt không đều?

Kinh nguyệt là một hiện tượng sinh lý bình thường, biểu hiện là chảy máu ra ngoài âm đạo do bong niêm mạc tử cung. Kinh nguyệt có tính chất định kỳ hàng tháng, là kết quả của sự thay đổi nội tiết buồng trứng trong cơ thể.

Kinh nguyệt bình thường sẽ có những dấu hiệu như: vòng kinh từ 22-35 ngày, trung bình là 28-30 ngày. Thời gian hành kinh từ 3-7 ngày. Ngược lại, những trường hợp kinh nguyệt không đều đó là:

>>> Bạn đọc xem thêm: những vấn đề về kinh nguyệt tại KhamPhuKhoa.Net

- Chu kì kinh nguyệt ngắn, nhiều, kéo dài: chu kỳ kinh nguyệt ít hơn 21 ngày gọi là “chu kỳ kinh ngắn”, ngày hành kinh kéo dài 7 ngày gọi là “kỳ kinh kéo dài”.

- Xuất huyết không theo quy luật: Kinh nguyệt hoàn toàn không có tính quy luật, thời gian giữa 2 kỳ kinh có thể kéo dài vài tháng mà cũng có thể là dăm ngày. Lượng kinh nguyệt có lúc nhiều nhưng cũng có lúc ít.

- Xuất huyết giữa kỳ kinh: thường bị xuất huyết vài ngày trong thời gian giãn cách giữa hai chu kỳ (lượng máu thường là tương đối ít).

- Kinh nguyệt thưa, ít: chu kỳ kinh nguyệt ở trong khoảng từ 36 ngày đến 6 tháng thì gọi là kinh nguyệt thưa. Thời gian hành kinh ít hơn 3 ngày, lượng băng vệ sinh dùng rất ít hoặc thậm chí không cần dùng thì gọi là kinh nguyệt ít (dân gian còn gọi máu bồ câu).

- Vô kinh: chỉ kinh nguyệt ngừng từ 6 tháng trở lên.

Điều trị rối loạn kinh nguyệt do nguyên nhân bệnh lý.
Một số bệnh phụ khoa ở nữ giới như: Các vấn đề về tuyến gáp, hội chứng buồng trứng đa nang, hoặc các bệnh viêm nhiễm phụ khoa như viêm tử cung, viêm cổ tử cung … đều có thể là nguyên nhân gây ra chứng rối loạn kinh nguyệt và được xếp vào nhóm nguyên nhân bệnh lý.

Các chuyên gia phụ khoa khuyến cáo, nếu như bạn gái bị rối loạn kinh nguyệt kéo dài đến 2 hoặc 3 tháng hoặc hiện tượng rối loạn kinh nguyệt có kèm theo các dấu hiệu bất thường khác của cơ thể như cảm giác đau vùng chậu, bất thường trong quan hệ tình dục … thì việc thăm khám bác sĩ là điều cần thiết.

>>> Mách nhỏ: thuoc tri tre kinh nguyet tại KhamPhuKhoa.net

Để tìm ra nguyên nhân của tình trạng kinh nguyệt không đều, bác sĩ chuyên khoa có thể tiến hành các xét nghiệm như siêu âm đầu dò, siêu âm phần phụ có tác dụng kiểm tra những bất thường trong kết cấu của tử cung,… hoặc tiến hành soi tươi khí hư khi bác sĩ nghi ngờ cơ quan sinh dục của chị em bị viêm nhiễm, soi buồng tử cung, soi ổ bụng… Sau khi chẩn đoán ra nguyên nhân, bác sĩ chuyên khoa sẽ đưa ra phác đồ điều trị cụ thể.

Có rất nhiều triệu chứng rối loạn kinh nguyệt khác nhau, gây ra do những nguyên nhân bệnh lý khác nhau. Mỗi nguyên nhân bệnh lý này sẽ có phác đồ điều trị khác nhau. Ví dụ như: Nếu rối loạn kinh nguyệt do các vấn đề ở tử cung như dính buồng tử cung thì cần phải nong buồng tử cung và đặt vòng chống dính, dính cổ tử cung thì cần phải nong cổ tử cung, u xơ tử cung hoặc u nang buồng trứng thì biện pháp can thiệp ngoại khoa để cắt đi các khối u nang là cần thiết,…

Thứ Tư, 11 tháng 1, 2017

Bệnh phụ khoa và cách chữa bệnh không tốn kém

Viêm âm đạo, viêm lộ tuyến cổ tử cung, viêm cổ tử cung…là những bệnh lý phụ khoa thường gặp ở phụ nữ độ tuổi trưởng thành, nhất là phụ nữ đã có đời sống quan hệ tình dục và sinh con. Ban đầu những bệnh lý này không quá nguy hiểm nhưng do không được điều trị kịp thời và đúng phương pháp khiến bệnh tiến triển dai dẳng, tái phát nhiều lần và một phần do sự chủ quan của chị em phụ nữ khiến bệnh ngày càng nặng hơn. Khi đó, bệnh không chỉ gây bất tiện trong sinh hoạt mà còn nguy cơ dẫn đến hậu quả nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản và thậm chí là tính mạng của người bệnh như: viêm tắc vòi trứng, xảy thai, sinh khó, vô sinh, ung thư cổ tử cung, ung thư buồng trứng…

Các bệnh viêm nhiễm phụ khoa thường gặp

Viêm âm đạo: Đây là tình trạng nhiễm trùng âm đạo với một số biều hiện thường thấy như: ngứa, rát, chảy dịch, khí hư thay đổi màu sắc, đau khi quan hệ tình dục và có thể chảy máu âm đạo, đau buốt khi đi tiểu…

Ngyên nhân và bieu hien cua benh viem am dao:

Viêm âm đạo do nhiễm nấm: Ngứa ngáy và kèm theo dịch, mủ máu trắng. Sau khi đi tiểu hoặc sau quan hệ tình dục biểu hiện càng nặng hơn.
Viêm âm đạo do nhiễm tạp khuẩn: Dịch âm đạo thường có mùi trắng xám, hôi tanh
Viêm âm đạo do Trichomonas: Âm đạo đỏ, ngứa và sưng; dịch âm đạo có màu vàng xanh.
Biến chứng từ viêm âm đạo:

Nếu không được chữa trị kịp thời, viêm âm đạo có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm sau:

Gây viêm nhiễm ngược dòng dẫn đến viêm nội mạc tử cung, viêm nhiễm vùng chậu, viêm vòi trứng, tắc vòi trứng, dính buồng trứng, vô sinh.
Phụ nữ mang thai nếu mắc viêm âm đạo có thể khiến sinh non hoặc sinh trẻ nhẹ cân.
Nguy cơ gây ung thư buồn trứng, ung thư cổ tử cung nếu bị viêm âm đạo mãn tính lâu ngày.
Viêm lộ tuyến cổ tử cung

Đây là căn bệnh thường gặp ở phụ nữ đã quan hệ tình dục và trải qua quá trình sinh nở. Trong đời sống thường ngày, việc không giữ gìn vệ sinh “vùng kín” đúng cách khiến các tạp khuẩn, trùng roi âm đạo có điều kiện để tấn công vào cổ tử cung và gây viêm. Hoặc phụ nữ từng phá thai hoặc sinh con nhiều lần khiến cho cổ tử cung dễ bị tổn thương dẫn đến viêm nhiễm. Những nguyên nhân khác của viêm lộ tuyến cổ tử cung như do môi trường kiềm – axit trong âm đạo thay đổi, Estrogen tăng đột biến, quan hệ tình dục thô bạo…cũng thường xảy ra

Các cấp độ của viêm lộ tuyến cổ tử cung:

Tùy vào mức độ tổn thương của cổ tử cung mà viêm lộ tuyến cổ tử cung được chia thành 3 cấp độ, từng nhẹ đến nặng.

Độ I: Đây là mức độ nhẹ nhất, vùng lộ tuyến chiếm dưới 1/3 diện tích cổ tử cung. Lúc này, các triệu chứng của bệnh chưa biểu hiện rõ, người bệnh rất khó để nhận biết: có màu lạ (xanh, vàng, trắng,..), khí hư ra nhiều bất thường, có mùi hôi khó chịu, âm hộ, âm đạo bị ngứa. Việc điều trị bệnh ở giai đoạn này đơn giản và hiệu quả hơn so với các giai đoạn sau.

Độ II: Vùng lộ tuyến chiếm từ 1/2 đến 2/3 diện tích cổ tử cung. Các triệu chứng của bệnh trở nên nghiêm trọng và dễ nhận biết hơn: đau rát khi quan hệ, thậm chí là xuất huyết âm đạo có thể xảy ra. Và ở giai đoạn này, việc điều trị kịp thời là rất cần thiết bởi đã bắt đầu tăng nguy cơ bị ung thư cổ tử cung.

Độ III: Vùng lộ tuyến đã phát triển và chiếm tới trên 2/3 diện tích của cổ tử cung. Các triệu chứng của bệnh hết sức nghiêm trọng: khó khăn trong quan hệ tình dục, xuất huyết âm đạo. Bệnh ở giai đoạn này dễ dẫn đến nguy cơ gây bít tắc cổ tử cung, viêm tử cung và thậm chí là ung thư cổ tử cung.

>>> Xem thêm: thuoc dat viem am dao

Biến chứng của viêm lộ tuyến cổ tử cung:
Gây nên những chứng viêm khác: Khi bị viêm lộ tuyến cổ tử cung, các loại vi khuẩn, nấm, trùng roi âm đạo…dễ có cơ hội tấn công lên các vị trí bên trên cổ tử cung gây viêm cổ tử cung và sau đó viêm ngược dòng, gây viêm tắc vòi trứng, viêm nội mạc tử cung và viêm tiểu khun.

Nguy cơ vô sinh: Lượng dịch âm đạo nhiều hơn bình thường và độ pH thay đổi không còn là môi trường sống lý tưởng cho tinh trùng, cản trở tinh trùng vào gặp trứng nên việc thụ thai sẽ khó khăn hơn. Với phụ nữ đang mai thai, nhất là trong giai đoạn đầu có thể bị sảy thai nếu mắc viêm lộ tuyến cổ tử cung.

Ung thư cổ tử cung: Cũng tương tự như viêm âm đạo, viêm lộ tuyến cổ tử cung có thể tái phát lại nhiều lần nếu không được chữa trị dứt điểm và có cách phòng bệnh hiệu quả. Tình trạng tái đi tái lại bệnh làm tăng nguy cơ ung thư cổ tử cung.
Các Phương pháp điều trị bệnh viêm nhiễm phụ khoa

Trước khi đề cập cụ thể tới từng phương pháp điều trị, xin lưu ý với chị em phụ nữ rằng, dù điều trị theo phương pháp nào, các bạn hãy tìm hiểu thật kỹ và tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ, điều trị dứt điểm “đến nơi đến chốn” để trị tận gốc bệnh và quan trọng là giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, duy trì lối sống tình dục lành mạnh để bệnh không có cơ hội quay trở lại.

Thứ Bảy, 7 tháng 1, 2017

Nơi khám phụ khoa tốt về bệnh ở phụ nữ

rối loạn kinh nguyệt sau sinh là những biểu hiện bất thường của kinh nguyệt về thời gian, tần số và lượng máu mất trong ngày hành kinh, cùng với những triệu chứng khác kèm theo.

Chu kỳ kinh nguyệt được đánh dấu bằng sự chảy máu từ âm đạo có chu kỳ, xảy ra khi niêm mạc tử cung (nội mạc chức năng) bị bong ra và chảy máu. Thời gian của mỗi chu kỳ được tính từ khi bắt đầu kỳ kinh này đến khi bắt đầu kỳ kinh sau (ngày bắt đầu là ngày đầu tiên chảy máu).

Bình thường, phụ nữ ở lứa tuổi hoạt động sinh dục có thời gian vòng kinh nguyệt trung bình là 28 (± 3) ngày, thời gian hành kinh 4 (± 2) ngày, lượng mất máu trung bình là 40 - 100 ml. Một chu kỳ kinh nguyệt bình thường có phóng noãn chia làm 2 giai đoạn:

Giai đoạn chịu ảnh hưởng của chất Estrogen (từ ngày 1 đến ngày 12 của chu kỳ).

>> Bạn nên biết: khám phụ khoa ở đâu tốt << tại KhamPhuKhoa.Net

Giai đoạn chịu ảnh hưởng của chất Progesterone kết hợp với Estrogen (từ ngày 13 đến ngày thứ 28 của chu kỳ 28 ngày).

Rối loạn kinh nguyệt là những biểu hiện bất thường của kinh nguyệt về thời gian, tần số và lượng máu mất trong ngày hành kinh, cùng với những triệu chứng khác kèm theo. Cụ thể là:

Sự thay đổi về chu kỳ hành kinh:

Trước kỳ: sớm hơn 7 ngày.

Sau kỳ: châm hơn 7 ngày.

Thay đổi về tính chất:

Số lượng máu ra nhiều hoặc ít hơn bình thường.

Số ngày hành kinh ngắn hoặc dài.

Màu sắc huyết: tím, đỏ, nhạt.

Tính chất kinh: huyết đặc, loãng hoặc thành cục.

Các rối loạn kinh nguyệt bao gồm:

Chứng chảy máu bất thường ở tử cung.

Chứng thống kinh.

Chứng vô kinh.

Sinh lý bệnh và cơ chế bệnh sinh

Chảy máu bất thường ở tử cung

Được phân vào 2 loại: Loại có kèm những vòng kinh có phóng noãn và loại có kèm những vòng kinh không phóng noãn.

Những chu kỳ kinh nguyệt có phóng noãn:

Chảy máu tử cung kèm những chu kỳ có phóng noãn thường xảy ra tự nhiên, đều đặn, có thể biết trước về thời gian và lượng máu chảy ra, và thường là có cảm giác đau, khó chịu. Hậu quả là do hoàng thể bị thoái hóa (trong trường hợp không thai nghén), lượng hormone Estrogen và Progesterone không còn đủ để duy trì nội mạc tử cung, nội mạc trở nên mỏng hơn và làm các mạch máu xoắn ngoằn ngoèo hơn, thành mạch xoắn bị hư gây những điểm xuất huyết, ngày càng nhiều, sau cùng nội mạc chức năng bị bong ra và tạo thành kinh.

Khi có những rối loạn về bệnh cảnh chảy máu bất thường ở tử cung mà chu kỳ kinh vẫn đều thì nguyên nhân thông thường là bệnh thực thể ở trên đường dẫn máu ra ngoài. Thí dụ: Chứng rong kinh: huyết ra đều nhưng kéo dài và nhiều, thường là do những bất thường ở tử cung như u xơ tử cung dưới niêm mạc, lạc nội mạc tử cung, polype niêm mạc tử cung. Nếu huyết ra đều nhưng ít hay chỉ nhỏ giọt thì thường là do dính buồng tử cung hay chít cổ tử cung.

Chứng vô kinh

Là sự không xuất hiện trạng thái bắt đầu hành kinh, khởi phát kỳ kinh nguyệt. Vô kinh phân 2 loại: Vô kinh nguyên phát và vô kinh thứ phát.

Vô kinh nguyên phát:

Là tình trạng người phụ nữ chưa hành kinh lần nào. Phần lớn nguyên nhân do khuyết tật của đường dẫn máu.

Dậy thì muộn do thể chất hoặc do những bất thường nội tiết.

Có bất thường về cấu trúc di truyền.

>>> Mách nhỏ: bài thuốc đông y chữa rối loạn kinh nguyệt

Kinh ẩn (dòng máu kinh bị tắc do vách ngăn ngang âm đạo hoặc màng trinh không thủng).

Bệnh chán ăn tâm thần xuất hiện sớm.

Vô kinh thứ phát:

Là tình trạng không thấy kinh nguyệt ít nhất 6 tháng ở người phụ nữ trước đó vẫn hành kinh bình thường và không mang thai. Nguyên nhân có thể là do:

Bệnh lý hoặc khuyết tật giải phẫu của đường dẫn máu: không có tử cung, không có cổ tử cung, không âm đạo, dính buồng tử cung, niêm mạc tử cung không tiếp nhận chất nội tiết của buồng trứng.

Suy tổn buồng trứng gây vô kinh: có thể do buồng trứng khó phát triển, mãn kinh sớm, thiếu hụt 17- alpha hydroxylaza hay 17,20- desmolaza, hội chứng buồng trứng đối kháng. Suy tổn buồng trứng gồm những rối loạn trong đó buồng trứng thiếu các tế bào mầm và những tế bào mầm đối kháng với FSH.