Thứ Bảy, 7 tháng 1, 2017

Nơi khám phụ khoa tốt về bệnh ở phụ nữ

rối loạn kinh nguyệt sau sinh là những biểu hiện bất thường của kinh nguyệt về thời gian, tần số và lượng máu mất trong ngày hành kinh, cùng với những triệu chứng khác kèm theo.

Chu kỳ kinh nguyệt được đánh dấu bằng sự chảy máu từ âm đạo có chu kỳ, xảy ra khi niêm mạc tử cung (nội mạc chức năng) bị bong ra và chảy máu. Thời gian của mỗi chu kỳ được tính từ khi bắt đầu kỳ kinh này đến khi bắt đầu kỳ kinh sau (ngày bắt đầu là ngày đầu tiên chảy máu).

Bình thường, phụ nữ ở lứa tuổi hoạt động sinh dục có thời gian vòng kinh nguyệt trung bình là 28 (± 3) ngày, thời gian hành kinh 4 (± 2) ngày, lượng mất máu trung bình là 40 - 100 ml. Một chu kỳ kinh nguyệt bình thường có phóng noãn chia làm 2 giai đoạn:

Giai đoạn chịu ảnh hưởng của chất Estrogen (từ ngày 1 đến ngày 12 của chu kỳ).

>> Bạn nên biết: khám phụ khoa ở đâu tốt << tại KhamPhuKhoa.Net

Giai đoạn chịu ảnh hưởng của chất Progesterone kết hợp với Estrogen (từ ngày 13 đến ngày thứ 28 của chu kỳ 28 ngày).

Rối loạn kinh nguyệt là những biểu hiện bất thường của kinh nguyệt về thời gian, tần số và lượng máu mất trong ngày hành kinh, cùng với những triệu chứng khác kèm theo. Cụ thể là:

Sự thay đổi về chu kỳ hành kinh:

Trước kỳ: sớm hơn 7 ngày.

Sau kỳ: châm hơn 7 ngày.

Thay đổi về tính chất:

Số lượng máu ra nhiều hoặc ít hơn bình thường.

Số ngày hành kinh ngắn hoặc dài.

Màu sắc huyết: tím, đỏ, nhạt.

Tính chất kinh: huyết đặc, loãng hoặc thành cục.

Các rối loạn kinh nguyệt bao gồm:

Chứng chảy máu bất thường ở tử cung.

Chứng thống kinh.

Chứng vô kinh.

Sinh lý bệnh và cơ chế bệnh sinh

Chảy máu bất thường ở tử cung

Được phân vào 2 loại: Loại có kèm những vòng kinh có phóng noãn và loại có kèm những vòng kinh không phóng noãn.

Những chu kỳ kinh nguyệt có phóng noãn:

Chảy máu tử cung kèm những chu kỳ có phóng noãn thường xảy ra tự nhiên, đều đặn, có thể biết trước về thời gian và lượng máu chảy ra, và thường là có cảm giác đau, khó chịu. Hậu quả là do hoàng thể bị thoái hóa (trong trường hợp không thai nghén), lượng hormone Estrogen và Progesterone không còn đủ để duy trì nội mạc tử cung, nội mạc trở nên mỏng hơn và làm các mạch máu xoắn ngoằn ngoèo hơn, thành mạch xoắn bị hư gây những điểm xuất huyết, ngày càng nhiều, sau cùng nội mạc chức năng bị bong ra và tạo thành kinh.

Khi có những rối loạn về bệnh cảnh chảy máu bất thường ở tử cung mà chu kỳ kinh vẫn đều thì nguyên nhân thông thường là bệnh thực thể ở trên đường dẫn máu ra ngoài. Thí dụ: Chứng rong kinh: huyết ra đều nhưng kéo dài và nhiều, thường là do những bất thường ở tử cung như u xơ tử cung dưới niêm mạc, lạc nội mạc tử cung, polype niêm mạc tử cung. Nếu huyết ra đều nhưng ít hay chỉ nhỏ giọt thì thường là do dính buồng tử cung hay chít cổ tử cung.

Chứng vô kinh

Là sự không xuất hiện trạng thái bắt đầu hành kinh, khởi phát kỳ kinh nguyệt. Vô kinh phân 2 loại: Vô kinh nguyên phát và vô kinh thứ phát.

Vô kinh nguyên phát:

Là tình trạng người phụ nữ chưa hành kinh lần nào. Phần lớn nguyên nhân do khuyết tật của đường dẫn máu.

Dậy thì muộn do thể chất hoặc do những bất thường nội tiết.

Có bất thường về cấu trúc di truyền.

>>> Mách nhỏ: bài thuốc đông y chữa rối loạn kinh nguyệt

Kinh ẩn (dòng máu kinh bị tắc do vách ngăn ngang âm đạo hoặc màng trinh không thủng).

Bệnh chán ăn tâm thần xuất hiện sớm.

Vô kinh thứ phát:

Là tình trạng không thấy kinh nguyệt ít nhất 6 tháng ở người phụ nữ trước đó vẫn hành kinh bình thường và không mang thai. Nguyên nhân có thể là do:

Bệnh lý hoặc khuyết tật giải phẫu của đường dẫn máu: không có tử cung, không có cổ tử cung, không âm đạo, dính buồng tử cung, niêm mạc tử cung không tiếp nhận chất nội tiết của buồng trứng.

Suy tổn buồng trứng gây vô kinh: có thể do buồng trứng khó phát triển, mãn kinh sớm, thiếu hụt 17- alpha hydroxylaza hay 17,20- desmolaza, hội chứng buồng trứng đối kháng. Suy tổn buồng trứng gồm những rối loạn trong đó buồng trứng thiếu các tế bào mầm và những tế bào mầm đối kháng với FSH.

0 nhận xét: