rối loạn kinh nguyệt là gì là 1 hiện tượng gặp rất phổ biến ở chị em phụ nữ khi mới bước vào tuổi dậy thì hoặc bắt đầu bước vào giai đoạn tiền mãn kinh. Bên cạnh đó rối loạn kinh nguyện còn là dấu hiệu cảnh báo các bệnh phụ khoa nguy hiểm có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng sinh sản của chị em.
Các bệnh phụ khoa như hội chứng buồng trứng đa nang, dính buồng tử cung, u xơ tử cung, polyp nội mạc tử cung, viêm âm đạo, tắc hẹp ống dẫn trứng… đều có thể gây ra hiện tượng rối loạn kinh nguyệt. Các bệnh lý này đều có thể đe dọa đến thiên chức làm mẹ của nữ giới do đó khi có dấu hiệu rối loạn kinh nguyệt chị em nên đi đến các địa chỉ khám phụ khoa uy tín để kiểm tra tình trạng sức khỏe để có biện pháp khắc phục kịp thời.
Tuổi tác: Ở độ tuổi dậy thì hay tiền mãn kinh do nội tiết tố nữ không ổn định nên chu kỳ kinh nguyệt của chị em sẽ bị rối loạn. Nếu chị em đang ở 1 trong 2 độ tuổi này thì cũng không nên quá lo lắng vì đây là hiện tượng rất bình thường.
Rối loạn kinh nguyệt ở tuổi dậy thì chủ yếu là do vòng kinh không có trứng rụng, cũng không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe sinh sản của chị em sau này. Và đợi đến khi các bạn đến tuổi trưởng thành, tình trạng rối loạn kinh nguyệt sẽ được cải thiện hoặc chấm dứt hoàn toàn vì hệ thống điều chỉnh nội tiết từ vỏ não xuống buồng trứng lúc này đã hoàn chỉnh. Triệu chứng này tương tự như phụ nữ ở lứa tuổi tiền mãn kinh.
>>> xem thêm: Các biểu hiện rối loạn kinh nguyệt
Tâm lý: Khi bị rối lọan kinh nguyệt chị em cũng đừng quá căng thẳng vì không phải nguyên nhân rối loạn kinh nguyệt nào cũng đều xuất phát từ yếu tố bệnh lý. Nếu như chị em có tâm lý bất ổn kéo dài thì cũng có thể gây ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt. Do đó chị em hãy cố gắng giữ tâm lý thoải mái, vui vẻ, tránh lo lắng, căng thẳng, stress… để chu kỳ kinh nguyệt của mình được ổn định.
Ăn uống, sinh hoạt: Nếu như chị em ăn uống thiếu hụt chất dinh dưỡng, thức quá khuya, làm việc quá sức thường xuyên… cũng có thể dẫn đến tình trạng kinh nguyệt không đều. Do đó để phòng tránh kinh nguyệt không đều chị em cần hết sức chú ý đến chế độ ăn uống và sinh hoạt hàng ngày của mình.
Để trả lời cho câu hỏi khám phụ khoa là khám những gì? chị em hãy cùng tìm hiểu quy trình khám bệnh phụ khoa dưới đây. Đây được cho là quy trình khám phụ khoa chuẩn mực được áp dụng ở hầu hết phòng khám phụ khoa cũng như bệnh viện công.
Chị em cần giữ cho mình có một tâm lý hoàn toàn thoải mái trước khi đi khám phụ khoa.
Vệ sinh sạch sẽ, nhất là "vùng kín" để quá trình kiểm tra được diễn ra thuận tiện.
>>> Mách nhỏ: thời điểm khám phụ khoa tốt nhất
Bác sĩ tiến hành kiểm tra khu vực âm đạo, vùng xương chậu và bên trong khung chậu của chị em. Ở bước này, nhiều chị em chưa lập gia đình rất lo lắng có thể bị mất “cái ngàn vàng” hoặc xấu hổ. Nhưng chị em có thể yên tâm vì các bác sĩ chỉ thực hiện những công việc cần thiết.
Có thể bác sĩ sẽ phải làm xét nghiệm máu nếu thấy chị em có những biểu hiện bất thường hoặc nghi ngờ mắc bệnh gì đó.
Khi bắt đầu khám phụ khoa, bác sĩ sẽ dùng một dụng cụ chuyên nghiệp được gọi là mỏ vịt (nhìn tương tự cái kẹp) đưa vào âm đạo của bạn để có định vùng âm đạo. Khi đưa mỏ vịt vào trong, bác sĩ sẽ tách thành âm đạo ra để kiểm tra kích thước của cổ tử cung nhằm chắc chắn mọi bộ phận vẫn hoạt động bình thường.
Sau khi bỏ mỏ vịt ra, bác sĩ sẽ khám bên trong âm đạo bằng tay (đương nhiên là có sử dụng găng tay đã được bôi trơn để không làm tổn thương đến chị em).
Bác sĩ có thể ấn vào vùng dạ dày từ bên ngoài bụng để chắc chắn rằng tử cung và buồng trứng ở đúng vị trí của nó.
Trường hợp phải làm xét nghiệm dịch âm đạo hay xét nghiệm máu sẽ mất 30 phút hoặc vài tiếng tùy nơi làm xét nghiệm. Kết quả xét nghiệm tế bào cổ tử cung có sau vài ngày.
Trong quá trình khám phụ khoa, bác sĩ còn kiểm tra xem có vần đề gì bất thường ở ngực hay không. Chị em không nên xấu hổ co mình hay không cho bác sĩ kiểm tra vì như vậy rất khó để biết được chính xác tình trạng.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét