This is default featured slide 1 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 2 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 3 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 4 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

Thứ Năm, 30 tháng 11, 2017

Vết khâu tầng sinh môn bao giờ lành lại?

Vết khâu tầng sinh môn bao giờ lành lại? Đây là câu hỏi được rất nhiều phụ nữ sau sinh quan tâm. Thông thường sẽ mất từ 2 tới 3 tuần vết khâu sẽ bắt đầu ổn định và mất từ 4 tới 6 tuần vết khâu sẽ lành lại hoàn toàn.

Tại sao phải rạch tầng sinh môn

Nhiều chị em đặc biệt với những ai mang thai lần đầu đều băn khoăn tại sao phải rạch tầng sinh môn và có phải tất cả các trường hợp sinh thường đều buộc phải rạch tầng sinh môn hay không?
vet-khau-tang-sinh-mon-bao-gio-lanh-lai-1
Vết khâu tầng sinh môn bao giờ lành lại
Với phụ nữ sinh thường hơn 90% buộc phải rạch tầng sinh môn: điều này không chỉ có ý nghĩa với sức khỏe mà còn đảm bảo tính thẩm mỹ. Bởi trong quá trình sinh thường chị em rất dễ bị rách tầng sinh môn khi đó vết rách sẽ rất ngoằn ngèo, xấu xí và dễ bị rách lại ở vị trí cũ trong những lần sinh tiếp theo.
Còn về sức khỏe, việc bị rách tầng sinh môn trong quá trình sinh nở khó có thẻ đàn hồi như bình thường, dễ bị nhão, lão hóa và chảy xệ và tăng nguy cơ bị sa tử cung, trực tràng và bàng quang.

Vết khâu tầng sinh môn bao giờ lành lại

Như vậy, để hỗ trợ việc sinh nở được thuận lợi cũng như bảo vệ sức khỏe việc thực hiện rạch tầng sinh môn rất cần thiết. Vậy cần bao lâu để vết khâu tầng sinh môn có thể lành trở lại.
+ Như đã nói ở trên, thường thường sẽ mất từ 2 tới 3 tuần vết khâu tầng sinh môn bắt đầu lành. Và sau từ 4 tới 6 tuần sẽ lành lại hoàn toàn.
+ Trong trường hợp, sau khoảng hơn một tháng sau sinh chị em vẫn thấy tầng sinh môn ngứa, mưng mủ chảy dịch thì nên nhanh chóng tới các cơ sở chuyên khoa để thăm khám kiểm tra. Bởi đây là dấu hiệu biến chứng tầng sinh môn bị viêm nhiễm và cần can thiệp càng sớm càng tốt.
Một số lưu ý giúp tầng sinh môn nhanh lành lại
+ Thường xuyên vệ sinh vùng kín hơn, ít nhất 2 lần/1 tuần.
+ Không dùng tay gãi có thể khiến tầng sinh môn ngứa rát và mưng mủ hơn.
+ Tốt nhất nên kiêng hoạt động tình dục cho tới khi vết khâu lành lại hoàn toàn.
+ Trong trường hợp nếu thấy có bất cứ dấu hiệu bất thường nào việc tái khám sớm rất cần thiết.
+ Giữ vùng kín luôn khô thoáng, sạch sẽ.
vet-khau-tang-sinh-mon-bao-gio-lanh-lai-2
Vết khâu tầng sinh môn bao giờ lành lại
Việc biết được vết khâu tầng sinh môn bao giờ lành có vai trò rất quan trọng. Điều này giúp chị em điều chỉnh chế độ sinh hoạt sao cho hợp lý và tránh việc có hoạt động vợ chồng quá sớm.
Để chắc chắn vết khâu tầng sinh môn đã lành lại hoàn toàn nữ giới nên chủ động tái khám lại. Trong trường hợp nếu vết khâu tầng sinh môn gặp vấn đề gì bác sĩ cũng dễ dàng can thiệp hơn, tránh gây ra những biến chứng có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe.
Sau sinh nếu chị em cảm thấy không hài lòng khi cô bé bị giãn rộng, không còn đàn hồi như trước và mất đi tính thẩm mỹ có thể lựa chọn thực hiện thẩm mỹ tầng sinh môn. Đã rất nhiều chị em lấy lại được sự tự tin, cảm thấy đời sống vợ chồng hạnh phúc hơn, hôn nhân thêm gắn kết sau khi thẩm mỹ tầng sinh môn. Vì thế mọi người có thể cân nhắc việc thực hiện thủ thuật này.
Trên đây là tư vấn về việc vết khâu tầng sinh môn bao giờ lành lại. Mọi thắc mắc xin vui lòng gọi tới số hotline 0248.288.288 để được bác sĩ chuyên gia giải đáp rõ hơn. Hoặc có thể tới trực tiếp địa chỉ 59 Khương Trung – Thanh Xuân – Hà Nội để được thăm khám khi gặp bất cứ dấu hiệu bất thường nào ở sức khỏe.

Thứ Ba, 28 tháng 11, 2017

Vết khâu tầng sinh môn có mủ phải làm sao

Hỏi: chào bác sĩ. Em sinh thường đã được 40 ngày và rất chú ý tới việc vệ sinh vùng kín. Tuy nhiên không hiểu tại sao vết khâu tầng sinh môn có mủ và kèm theo ngứa rát rất khó chịu. Bác sĩ cho em hỏi hiện tượng này có nguy hiểm không và làm sao có thể khắc phục được tình trạng này ạ?

(Nguyễn Phương Loan, quê ở Vĩnh Phúc)

Trả lời:

Chào Phương Loan!
Đầu tiên cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi thắc mắc tới chuyên mục tư vấn sức khỏe của phòng khám đa khoa Bảo Anh. Khi gặp hiện tượng vết khâu tầng sinh môn có mủ mọi người tuyệt đối không được chủ quan. Thay vào đó tùy vào từng nguyên nhân, tình trạng ra sao các bác sĩ sẽ cân nhắc phác đồ điều trị thích hợp nhất và có biện pháp khắc phục hiệu quả.
vet-khau-tang-sinh-mon-co-mu-phai-lam-sao-3
Vết khâu tầng sinh môn có mủ phải làm sao

Nguyên nhân vết khâu tầng sinh môn có mủ là gì

+ Do không chú ý tới việc vệ sinh vùng kín hằng ngày. Hoặc có thường xuyên vệ sinh vùng kín nhưng không đúng cách.
+ Do có hoạt động tình dục quá sớm.
+ Do bị nhiễm khuẩn tầng sinh môn sau sinh.
+ Do khi thực hiện rạch tầng sinh môn nhưng dụng cụ và môi trường thực hiện không đảm bảo.
+ Do mắc các bệnh viêm nhiễm vùng kín sau sinh.
vet-khau-tang-sinh-mon-co-mu-phai-lam-sao-1
Vết khâu tầng sinh môn có mủ phải làm sao
Loan thân mến, sau khi sinh việc bạn chú ý tới vệ sinh tầng sinh môn rất cần thiết để tránh nguy cơ viêm nhiễm. Tuy nhiên, trường hợp vết khâu tầng sinh môn có mủ vẫn có thể xảy ra do nhiều lý do như đã nêu trên. Chúng tôi khuyên bạn, tốt nhất không nên để tình trạng này kéo dài thay vào đó cần chủ động tới các cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám càng sớm càng tốt.

Vết khâu tầng sinh môn có mủ phải làm sao

+ Chủ động thăm khám càng sớm càng tốt.
+ Không dùng tay gãi có thể khiến vết khâu tầng sinh môn ngứa và mưng mủ nặng hơn.
+ Trong trường hợp bị viêm nhiễm cần điều trị theo chỉ dẫn từ bác sĩ.
+ Kiêng hoạt động tình dục cho tới khi vết khâu tầng sinh môn lành lại hoàn toàn.
+ Khi có bất cứ dấu hiệu bất thường nào cần chủ động tái khám càng sớm càng tốt.
+ Giữ vùng kín luôn sạch sẽ và khô thoáng.
+ Sau sinh chị em có thể áp dụng các phương pháp dân gian để vệ sinh vùng kín như: sử dụng lá trầu không. Tuy nhiên với những cách này cần lưu ý thực hiện đúng các bước và không nên quá lạm dụng. Chẳng hạn, việc vệ sinh vùng kín sau sinh bằng lá trầu không chỉ nên thực hiện khoảng 2 tới 3 lần/1 tuần. Việc thực hiện quá nhiều có thể vô tình khiến vùng kín bị khô rát.
Do nhiều nguyên nhân khác nhau không ít chị em đối diện với tình trạng vết khâu tầng sinh môn bị ngứa, mưng mủ. Điều này gây ảnh hưởng trực tiếp tới sinh hoạt, khả năng sinh sản và sức khỏe của chị em. Vì thế, sau sinh nữ giới ngoài việc chú ý tới vệ sinh cá nhân hằng ngày cần theo dõi vùng kín xem có dấu hiệu bất thường nào không. Nếu thấy có bất cứ dấu hiệu nào bất thường ở tầng sinh môn cần chủ động tái khám càng sớm càng tốt.
Trên đây là tư vấn về hiện tượng vết khâu tầng sinh môn có mủ. Nếu chị Loan và mọi người còn bất cứ thắc mắc nào xin vui lòng gọi tới số hotline 0248.288.288 để được bác sĩ chuyên gia giải đáp rõ hơn. Hoặc có thể tới trực tiếp địa chỉ 59 Khương Trung – Thanh Xuân – Hà Nội để được thăm khám càng sớm càng tốt.

Thứ Bảy, 25 tháng 11, 2017

Cách giảm triệu chứng ho do hút thuốc tại nhà hiệu quả mà bạn nên biết

Ho là một vấn đề phổ biến mà những người hút thuốc lá thường gặp phải. Cơn ho thường kéo dài từ 2 đến 3 tuần và những cơn ho này không chỉ xảy ra với những người nghiện hút thuốc lá mà cả với những người thường xuyên hít phải khói thuốc. Cơn ho thường gay gắt nhất vào buổi sáng và các triệu chứng có xu hướng giảm dần trong ngày.
Trong giai đoạn đầu, cơn ho gây ra bởi hút thuốc có thể chỉ là ho khan và ho không có đờm, đặc biệt với những người mới hút thuốc trong khoảng thời gian ngắn. Tuy nhiên, với những người hút thuốc lâu năm và hút thường xuyên, nó có thể trở thành ho có đờm. Một vài triệu chứng khác đi kèm bao gồm khó thở, ho ra máu, thở khò khè, giảm cân và khàn tiếng có thể xuất hiện nếu hệ hô hấp bị tổn thương nghiêm trọng hơn. Bên cạnh đó, những triệu chứng này cũng có thể là dấu hiệu của ung thư phổi hoặc những chứng bệnh nghiêm trọng khác, vì vậy hãy đến gặp ngay bác sĩ nếu thấy có bất cứ vấn đề nào như trên xảy ra.
Dưới đây là 7 cách giảm triệu chứng ho do hút thuốc tại nhà hiệu quả mà bạn nên biết. Mời các bạn cùng tham khảo!

1. Nước

Kết quả hình ảnh cho cốc nước

Uống nước mang lại khá nhiều lợi ích cho sức khoẻ. Nước là một cách đơn giản và hiệu quả giúp tạm thời làm giảm cơn ho, làm sạch đờm và dễ thở hơn. Thêm vào đó, uống đủ nước sẽ giúp duy trì sự cân bằng của chất lỏng trong cơ thể và ngăn ngừa mất nước.
Những nghiên cứu gần đây khuyến nghị nên uống 7 đến 8 cốc nước mỗi ngày sẽ giúp những người hút thuốc cải thiện tình trạng ho. Vậy uống nước như thế nào mới đúng? Hãy xem lời khuyên từ các chuyên gia!

2. Muối

Súc miệng bằng nước muối là một cách hữu ích để giảm ho. Nước muối có tác dụng diệt khuẩn và sát trùng. Vì vậy, nhiều người dùng cách này khi bị ho, đặc biệt là với những người hút thuốc.
Kết quả hình ảnh cho lọ muối
Cách sử dụng:
  • Hoà một đến hai muỗng cà phê muối vào một ly nước ấm. Khuấy nhẹ để muối tan hoàn toàn.
  • Súc miệng bằng nước muối trong 30 giây. Thực hiện từ 2 đến 3 lần một ngày đến khi cơn ho dịu bớt.

3. Mật ong

Kết quả hình ảnh cho mật ong
Trong một nghiên cứu, mật ong giúp làm giảm các cơn ho vào ban đêm tốt hơn thuốc ho dextromethorphan, đây được xem như là một phương pháp chữa ho dân gian. Hơn nữa, mật ong có chứa các chất chống oxy hóa và chống viêm nên có thể dùng mật ong ngăn chặn sự tích tụ chất nhầy và tiêu diệt vi khuẩn.
Cách sử dụng:
  • Uống mật ong nguyên chất 3 đến 4 lần/ngày.
  • Hoặc ngâm mật ong với vài lát chanh. Ngậm trong miệng cho đến khi tình trạng ho của bạn được cải thiện.

4. Tỏi

Tỏi là một chất kháng khuẩn và chống oxy hoá tự nhiên có thể giúp cải thiện hệ thống miễn dịch của cơ thể. Bên cạnh đó, nó còn chứa các chất dinh dưỡng như phốt pho, vitamin C và sắt. Tinh chất tự nhiên của nó có thể giúp cơ thể chống lại virus và tránh ho.
Hình ảnh có liên quan
Cách dùng:
  • Lấy một vài nhánh tỏi và ép chúng ra;
  • Trộn với một ly sữa và đun sôi cho đến khi chỉ còn bằng một nửa hỗn hợp ban đầu;
  • Lọc hỗn hợp và cho thêm đường nếu muốn;
  • Dùng hỗn hợp này 2 lần/ngày trong vài ngày.

5. Trà xanh

Kết quả hình ảnh cho trà xanh
Uống một ly trà nóng mỗi ngày là cách hiệu quả để kiểm soát cơn ho. Các hợp chất chống oxy hoá có trong trà xanh giúp cơ thể làm giảm các triệu chứng nhiễm trùng đường hô hấp như đã đề cập bên trên.

6. Tinh dầu gừng và chanh

Hình ảnh có liên quan

Tinh dầu chiết xuất từ gừng và chanh có giá trị dược phẩm tuyệt vời. Chúng có thể làm dịu và làm ấm đường hô hấp, do vậy có thể giảm bớt cảm giác khó chịu do ho dai dẳng gây ra.
Cách sử dụng:
  • Trực tiếp nhai một lát gừng tươi để khoang miệng tiết nước bọt giúp loại bỏ chất nhầy trong cổ họng.
  • Cắt gừng thành từng lát mỏng. Đun sôi với một ít nước rồi lọc hỗn hợp, sau đó trộn với nước cốt chanh. Mỗi lần dùng một muỗng và dùng 4 lần/ngày.

7. Nghệ

Hình ảnh có liên quan

Nghệ là một phương thuốc phổ biến trong chữa bệnh đau dạ dày. Ngoài ra, nghệ có thể làm tăng sức đề kháng của cơ thể do tính chống viêm và chống oxy hóa. Vì vậy, nó hỗ trợ phục hồi khi bị cúm và ho, kể cả ho do hút thuốc lá.
Cách sử dụng:
  • Đun sôi nước, thêm rễ gừng và tiếp tục đun sôi hỗn hợp thêm một lúc nữa, sau đó đổ sữa vào khuấy đều lên.
  • Khi hỗn hợp nguội, cho thêm mật ong và tinh bột nghệ vào.
















Thứ Sáu, 24 tháng 11, 2017

Sét châm ngòi phản ứng hạt nhân trong cơn bão

Các nhà nghiên cứu Nhật Bản phát hiện bằng chứng cho thấy những cơn giông bão kích hoạt phản ứng hạt nhân trong không trung.


Trong nghiên cứu công bố trên tạp chí Nature, nhà vật lý học Teruaki Enoto ở Đại học Kyoto, Nhật Bản, chứng minh những tia sét đóng vai trò như máy gia tốc hạt tự nhiên để châm ngòi cho phản ứng hạt nhân trên không trung, theo Live Science
set-cham-ngoi-phan-ung-hat-nhan-trong-con-bao
Khi sét đánh, luồng electron phóng ra với vận tốc siêu nhanh giữa đám mây và bề mặt Trái Đất hoặc giữa hai đám mây, nhưng chúng không di chuyển qua không gian trống. Dọc đường đi, chúng liên tục va chạm với phân tử khí trong khí quyển. Va chạm này làm các phân tử khí nóng lên cực độ, chuyển thành trạng thái plasma và sáng rực lên nhờ bức xạ vật thể đen (blackbody radiation), một loại bức xạ điện từ do những vật thể mờ đục phát ra.

Nghiên cứu của Enoto chỉ ra những tia mang năng lượng không thể nhìn thấy (tia X và tia gamma), đặc biệt là tia gamma, đánh bật neutron từ những phân tử ni tơ và oxy trong không khí xung quanh, tạo ra phản ứng phân hạch hạt nhân. Hạt nhân của nitơ với 14 neutron khá ổn định, nhưng khi mất một neutron, nó trở thành nitơ 13 (N-13), một đồng vị phóng xạ kém ổn định hơn. Điều tương tự cũng xảy ra với oxy, dẫn tới sự ra đời của đồng vị oxy 15 (O-15).

Tất cả phân tử N-13 và O-15 phân rã nhanh chóng sau đó. Mỗi đồng vị kém ổn định bắn ra thêm một neutrino và positron. Cả hai đều là những hạt sơ cấp với các đặc tính lạ. Hạt neutrino phóng ra xa gần như không thể phát hiện. Nhưng hạt positron, phản hạt của electron, tiếp tục va chạm với electron trong không khí. Khi một cặp hạt và phản hạt va chạm với nhau, chúng bị triệt tiêu trong nháy mắt. 


Trong nghiên cứu, Enoto và đồng nghiệp sử dụng các máy dò bức xạ lắp ở trạm điện hạt nhân Kashiwazaki-Kariwa ở Niigata, dọc vùng biển Nhật Bản. Trong một cơn giông bão hồi tháng 2 năm nay, nhóm nghiên cứu phát hiện bức xạ mạnh từ những tia sét ngoài khơi, bao gồm một tia gamma lóe lên chớp nhoáng, kéo theo một tia gamma dài hơn có năng lượng 0,511 megaelectron volt (MeV). Đây là mức năng lượng thường thấy từ positron và electron sau một phản ứng hạt nhân.

"Tia gamma này là một bằng chứng xác thực về sự triệt tiêu positron-electron, giúp chỉ ra những phản ứng quang hạt nhân có thể được kích hoạt bởi giông bão", nhà vật lý học Leonid Babich ở Trung tâm Hạt nhân Liên bang Nga, bình luận về kết quả nghiên cứu. 

Nguồn: vnexpress.net