bệnh viêm nhiễm phụ khoa, viêm nấm âm đạo là bệnh lý phụ khoa thường gặp ở phụ nữ độ tuổi trưởng thành, nhất là phụ nữ đã có đời sống quan hệ tình dục và sinh con. Ban đầu bệnh lý này không quá nguy hiểm nhưng do không được điều trị kịp thời và đúng phương pháp khiến bệnh tiến triển dai dẳng, tái phát nhiều lần và một phần do sự chủ quan của chị em phụ nữ khiến bệnh ngày càng nặng hơn. Khi đó, bệnh không chỉ gây bất tiện trong sinh hoạt mà còn nguy cơ dẫn đến hậu quả nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản và thậm chí là tính mạng của người bệnh như: viêm tắc vòi trứng, xảy thai, sinh khó, vô sinh, ung thư cổ tử cung, ung thư buồng trứng.
Triệu chứng của viêm âm đạo:
Khí hư ra nhiều, có mùi hôi khó chịu.
dau hieu bi viem am dao Khí hư có màu trắng đục, đóng thành từng mảng quanh âm hộ, môi lớn, môi bé (viêm âm đạo do nấm candida); khí hư có màu nâu sẫm (viêm âm đạo do vi khuẩn); khí hư có màu vàng hoặc trắng sữa, có thể lẫn mủ hoặc máu (viêm âm đạo do tạp trùng gây ra),…
“Vùng kín” sưng đỏ, ngứa rát, gây ra hiện tượng đau rát khi tiểu tiện và sau khi quan hệ tình dục.
Một số trường hợp còn có hiện tượng xuất huyết âm đạo bất thường nhất là sau khi quan hệ tình dục.
Biến chứng từ viêm âm đạo:
Viêm âm đạo ngoài làm cho chúng ta có cảm giác bất tiện trong sinh hoạt, ảnh hưởng đến cuộc sống tình dục,môi trường âm đạo bị viêm nhiễm cũng cản trở quá trình thụ thai, nếu không được chữa trị kịp thời, viêm âm đạo có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm sau:
Viêm âm đạo dễ dẫn tới các viêm nhiễm khác như viêm đường tiết niệu, từ đó có thể ảnh hưởng dẫn tới viêm bàng quang và thận.
Gây viêm nhiễm ngược dòng dẫn đến viêm nội mạc tử cung, viêm nhiễm vùng chậu, viêm vòi trứng, tắc vòi trứng, dính buồng trứng từ đó dẫn tới vô sinh. Âm đạo bị viêm cũng là môi trường thuận lợi để bị nhiễm các bệnh tình dục nguy hiểm khác như sùi mào gà, giang mai, lậu…. vì lúc đó niêm mạc âm đạo đang bị tổn thương nên dễ bị mắc bệnh nếu có sự tiếp xúc với mầm bệnh.
Phụ nữ mang thai nếu mắc viêm âm đạo có thể khiến sinh non hoặc sinh trẻ nhẹ cân, nếu mẹ bị viêm âm đạo, trong quá trình trở dạ nếu sinh thường các loại nấm, vi khuẩn gây bệnh sẽ ảnh hưởng rất lớn đến đến sức khoẻ của em bé như viêm giác mạc, trường hợp nặng có thể dẫn tới mù loà, nhiễm nấm vùng miệng và họng…..
>>> Bạn đọc xem thêm: bài thuốc đông y chữa rối loạn kinh nguyệt tại KhamPhuKhoa.Net
Nguy cơ gây ung thư buồng trứng, ung thư cổ tử cung nếu bị viêm âm đạo mãn tính lâu ngày.
Dùng thuốc: Các thuốc thường dùng cho viêm âm đạo- viêm nấm âm đạo là những loại thuốc kháng sinh đường uống, bôi và đặt, kết hợp với dung dịch vệ sinh. Có thể kể tên một số loại như thuốc Cloroxit (kháng sinh chống vi khuẩn hiếu khí); Metronidazol (kháng sinh diệt ký sinh trùng Trichomonas); thuốc nhóm Miconazol, Fluconazole (kháng sinh trị viêm do nấm).
Ưu điểm: Thuốc tác dụng nhanh, dễ mua, dễ dùng, chi phí vừa phải.
Nhược điểm:
Dễ gây nhờn thuốc nếu lạm dụng hoặc sử dụng nhiều.
Thuốc kháng sinh tiêu diệt nấm, vi khuẩn có hại nhưng đồng thời cũng diệt luôn vi khuẩn có lợi dẫn đến mất cân bằng độ pH tự nhiên của âm đạo và khiến bệnh dễ tái phát.
Chủ yếu mới chữa triệu chứng bệnh, không chữa tận gốc bệnh.
Thuốc có hại cho dạ dày, gan thận, làm giảm sức đề kháng của cơ thể, do vậy rất dễ bị nhiễm bệnh trở lại.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét