Thứ Tư, 13 tháng 7, 2016

Những hậu quả viêm nhiễm phụ khoa khi không được chữa tận gốc

Viêm vùng chậu là gì là bệnh phụ khoa thường gặp ở nữ giới trong tuổi sinh đẻ. Đây là một hội chứng lâm sàng gây nên bởi tình trạng nhiễm trùng của tử cung, tai vòi, buồng trứng, phúc mạc chậu và các cơ quan lân cận.

Các dấu hiệu nhận biết
Tùy theo tác nhân gây bệnh, mức độ nhiễm trùng và khả năng đề kháng của cơ thể mà các dấu hiệu nhận biết trên lâm sàng trong viêm vùng chậu rất đa dạng từ người này sang người khác. Triệu chứng ban đầu chỉ là một cảm giác trằn nhẹ vùng bụng dưới, trường hợp này ta xếp vào nhóm mức độ nhẹ. Trường hợp nặng, người bệnh than đau vùng bụng dưới, đau từng cơn hay đau âm ỉ, huyết trắng âm đạo ra nhiều hơn và nặng mùi kèm thay đổi màu sắc huyết trắng, màu xanh hay màu vàng. Dấu hiệu sốt trên 38oC, ớn lạnh toàn thân, người mệt. Khi quan hệ, cảm giác đau nhiều, đau nhiều hơn khi ấn vào hạ vị.

Việc xác định viêm vùng chậu dựa vào các triệu chứng sau: đau vùng bụng dưới, đau khi lắc cổ tử cung lúc thăm khám âm đạo và đau khi khám 2 phần phụ (gồm vòi trứng, buồng trứng, hai bên phải và trái). Ngoài ra, xét nghiệm máu, bạch cầu tăng trên 10.000 mm

Nguyên nhân Triệu chứng của viêm vùng chậu
Các yếu tố nguy cơ gây nên viêm vùng chậu bao gồm: phụ nữ trong tuổi sinh đẻ, có quan hệ sớm và quan hệ với nhiều bạn tình, đã có tiền căn viêm cổ tử cung nhầy mủ điều trị không triệt để, tái phát nhiều lần. Ngoài ra các thủ thuật nạo hút thai, các thủ thuật trên âm đạo, cổ tử cung, cũng tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển gây bệnh. Đa số trường hợp mà nguyên nhân gây bệnh là những loại vi khuẩn lây lan qua đường tình dục như neisseria gonorrheae và chlamydia trachomatis.

Tuy nhiên, trong một số ít trường hợp nguyên nhân gây bệnh có thể do các loại vi khuẩn khác có mặt trong âm đạo như gardnerella vaginalis, haemophilus influenzae, mycoplasma hominis, ureaplasma urealyticum Group A streptococci, Peumococci và các loại trực trùng trong đường ruột.

Điều trị viêm vùng chậu
Việc điều trị viêm vùng chậu chủ yếu là điều trị nội khoa với kháng sinh phổ rộng thích hợp, cần thiết điều trị sớm và liên tục có cơ may tránh được di chứng về sau của viêm vùng chậu. Tất cả các phác đồ điều trị phải hiệu quả đối với cả neisseria gonorrheae lẫn chlamydia trachomatis. Đối với các thể bệnh nhẹ, có thể điều trị tại nhà.

>>> Xem thêm: Hậu quả viêm nhiễm phụ khoa

Tuy nhiên với các thể bệnh nặng cần phải nhập viện điều trị. Tiêu chuẩn điều trị nội trú tại bệnh viện bao gồm các tình huống sau: người bệnh trẻ dưới 18 tuổi, khi xác định viêm vùng chậu mà chưa loại trừ các bệnh lý ngoại khoa khác như bệnh viêm ruột thừa; người bệnh đang mang thai; người bệnh điều trị ngoại trú không đạt kết quả, có kèm sốt cao 39độ C hoặc xét nghiệm máu bạch cầu tăng 15.000m3 và thăm khám bụng và âm đạo có khối áp-xe phần phụ.

Thuốc điều trị điều trị ngoại trú tại nhà đối với thể nhẹ: ofloxacin 400mg phối hợp flagyl 500mg, dùng liên tục 14 ngày hoặc cifixim 400mg phối hợp doxycyclin 100mg và flagyl 500mg, dùng liên tục 14 ngày. Cần kết hợp thuốc giảm đau, trợ sức, chế độ nghỉ ngơi và chế độ dinh dưỡng đầy đủ.

Thuốc điều trị nội trú, việc sử dụng thuốc kháng sinh toàn thân liều cao cần theo sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Kết hợp giảm đau, hạ sốt, bù nước điện giải và nâng sức đề kháng cơ thể.

Trường hợp có biến chứng áp-xe vòi trứng và dùng thuốc kháng sinh không đáp ứng phải phẫu thuật cắt bỏ khối áp-xe và dẫn lưu ổ bụng.

0 nhận xét: